fbpx

Được xem là giống vải ngon và chất lượng tại Việt Nam, vải thiều tươi đã và đang khẳng định được vị trí trên nhiều thị trường thương mại lớn trong ngành dịch vụ xuất nhập khẩu nông sản. Trong đó, việc thâm nhập vào Nhật Bản là thành tựu nổi bật trong thời gian qua. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hành trình của vải thiều Việt chinh phục được thị trường khó tính này.

Vải thiều Việt Nam được xuất khẩu sang nhiều thị trường nước ngoài

1. Giá trị của vải thiều tại Nhật đối với ngành dịch vụ logistics

Về bản chất, vải thiều có vị ngọt và chứa nhiều khoáng chất, vitamin như Vitamin C giúp ngăn ngừa cảm cúm, cảm lạnh, viêm họng và sốt. Ngoài ra, trái vải có lượng kali cao rất tốt cho tim và máu. Mặt khác, với việc sở hữu đa dạng dưỡng chất như Vitamin E, B6, niacin, thiamin, folate và riboflavin giúp giảm thiểu khả năng ung thư. Polyphenol được tìm thấy trong trái vải cũng hỗ trợ chống lại các vấn đề về gan và cân nặng.

Trái vải chứa nhiều vitamin dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe

Theo Hiệp hội nhập khẩu hoa quả của Nhật Bản, trái vải được giới thiệu như một loại thực phẩm có giá trị nên có số lượng bán ra thị trường rất hạn chế. Năm 1720, quả vải lần đầu được du nhập vào đảo Izu Oshima, đến cuối thời kỳ Edo quả vải đã được đưa đến Kagoshima. Hiện nay, đa phần vải được trồng chủ yếu tại Okinawa và Kagoshima.

Với số lượng sản xuất thấp, Nhật Bản nhập khẩu vải từ nhiều quốc gia khác như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Đài Loan, Mexico…và vẫn đang tìm nguồn cung ứng chất lượng ở các thị trường khác.

2. Những khó khăn của vải thiều gặp phải trong thời gian đàm phán với các doanh nghiệp Nhật Bản dịch vụ logistic

Đối với Việt Nam, Nhật Bản là thị trường tiềm năng và mang lại nhiều cơ hội tốt cho ngành xuất nhập khẩu nông sản Việt. Tuy nhiên, để chinh phục được thị trường này đòi hỏi các khâu dịch vụ logistic phải thật sự chặt chẽ cũng như quá trình đóng gói, kiểm dịch đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn Nhật Bản đưa ra.

Năm 2014, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) bắt đầu tiến hành đàm phán với Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản nhằm xúc tiến quả thiều Việt Nam thâm nhập vào thị trường Nhật. Ngay sau đó, nhiều thí nghiệm nghiêm ngặt đã được thực hiện với mục tiêu đảm bảo diệt trừ triệt để các loại vi sinh vật (là đối tượng kiểm dịch thực vật) có khả năng tồn tại trên quả vải.

Nhật Bản đòi hỏi những tiêu chuẩn kiểm dịch vải thiều Việt rất khắt khe. (Ảnh chỉ mang tính chất minh họa)

Bên cạnh đó, Thương vụ đã sắp xếp, tổ chức 3 đợt đưa đối tác Nhật sang Bắc Giang để tìm hiểu rõ hơn về tình hình quả vải cũng như khả năng nhập khẩu vải thiều Lục Ngạn kết hợp mang công nghệ bảo quản vải tươi quảng bá đến Nhật Bản, cụ thể: đợt 1 vào tháng 11/2018, đợt 2 vào tháng 5/2019 và đợt 3 vào tháng 11/2019. Kết quả, ngày 15/12/2019, Việt Nam nhận được thông báo chính thức việc mở cửa cho quả vải thiều xuất khẩu trực tiếp sang Nhật Bản kèm theo quy định về kiểm dịch thực vật nhập khẩu.

Không dừng lại ở đó, đầu năm 2020, dịch Covid-19 bùng phát đã khiến chuyên gia nông nghiệp Nhật gặp trở ngại trong việc sang Việt Nam, khiến công đoạn giám sát khâu đóng gói và xử lý xông hơi khử trùng bị trì hoãn đến ngày 18/6.

Mặt khác, Nhật Bản còn yêu cầu khi thực hiện các dịch vụ logistics hải quan cần đảm bảo các lô vải xuất khẩu phải được đóng gói và xử lý xông hơi khử trùng bằng Methyl Bromide với liều lượng cho phép. Khi xuất khẩu, lô hàng phải kèm theo Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do Cục Bảo vệ thực vật cấp, phía Nhật Bản quy định.

Những khâu đóng gói, xử lý xông hơi khử trùng cũng được thực hiện nghiêm ngặt. (Ảnh chỉ mang tính chất minh họa)

3. Những thành công của vải thiều Việt Nam tại Nhật Bản sau khi sử dụng dịch vụ logistics

Trải qua những đợt kiểm tra gắt gao, với sự hỗ trợ của ngành dịch vụ vận chuyển, cuối cùng những container vải thiều tươi Việt Nam đã được cập bến Nhật Bản vào ngày 20/6/2020. Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), toàn bộ 2 tấn vải thiều đầu tiên xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đã được bán hết trong vòng 1 ngày và nhận được nhiều đánh giá tốt từ người tiêu dùng về sản phẩm mới này.

Ngoài ra, tại Nhật Bản, giá doanh nghiệp bán sỉ cho các siêu thị dao động từ 8 – 12 USD/kg (hơn 180.000 – 270.000 đồng), trong khi giá vải thiều thu mua là 38.000 đồng/kg. Mặt khác, giá bán lẻ vải thiều được bày bán thành từng hộp nhỏ tại siêu thị hiện nay có mức khuyến mãi là 489 yen (giá gốc là 537 yen), tương đương hơn 100.000 đồng cho khoảng 200 gram. Như vậy, mỗi ký vải thiều Việt Nam được bán lẻ có giá khoảng 500.000 đồng.

Dự kiến trong thời gian tới, những lô vải mới sẽ được nhập khẩu tiếp tục tại Nhật Bản, đánh dấu bước tiến tích cực cho việc tạo dựng mối quan hệ giữa các doanh nghiệp dịch vụ logistic của Việt Nam và Nhật Bản.

Vải thiều Việt Nam tại Nhật được đánh giá rất tốt và có mức tiêu thụ cao trong những lô hàng nhập khẩu đầu tiên. (Ảnh chỉ mang tính chất minh họa)

Trên đây là những thông tin sơ lược về hành trình chinh phục thị trường Nhật Bản của vải thiều Việt Nam sau hơn 5 năm nỗ lực đàm phán. Có thể thấy, với những cố gắng trên đã mang đến nhiều cơ hội tốt cho ngành nông sản Việt, nâng cao giá trị uy tín trên thị trường thương mại quốc tế.

Như vậy, trong tương lai, các doanh nghiệp nên liên kết với các đơn vị hỗ trợ dịch vụ xuất nhập khẩu uy tín để được hướng dẫn trang bị đầy đủ thủ tục cần thiết cho quá trình xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản cũng như các nước khác không gặp nhiều khó khăn.

 Nguồn : nangluongsachvietnam.vn | www.tapchicongthuong.vn |  thanhnien.vn | tuoitre.vn

Tân Nam Chinh là công ty logistics chuyên nghiệp với bề dày kinh nghiệm 17 năm trong lĩnh vực vận tải nông sản cần bảo quản lạnh, hậu cần quốc tế và nhiều dịch vụ, giải pháp logistics hàng đầu khác như: dịch vụ vận chuyển hàng lạnh, chuỗi cung ứng lạnh cho nông sản, vận chuyển đường biển, vận chuyển đường bộ, dịch vụ cho thuê container, cho thuê kho lạnh, cho thuê nhà xưởng kho bãi, dịch vụ xuất nhập khẩu. Xem chi tiết các dịch vụ và giải pháp của chúng tôi tại: https://tannamchinh.com/