fbpx

Hiện nay, nhãn Việt Nam đã được xuất khẩu sang rất nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm các nước có nền kinh tế lớn và khó tính trong kiểm tra chất lượng sản phẩm như Mỹ, Nhật Bản, Canada…

Một trong các yếu tố quyết định khả năng thành công cho các dịch vụ xuất nhập khẩu nhãn là tính nghiêm ngặt trong quy trình bảo quản. Do đó, các doanh nghiệp nên tập trung nâng cao chất lượng bảo quản bằng cách thuê kho lạnh chất lượng, dịch vụ xuất nhập khẩu uy tín và kiểm soát nghiêm ngặt hơn từ bước lựa chọn sản phẩm ban đầu.

1. Khái quát thông tin về trái cây nhãn

1.1. Nguồn gốc của nhãn

Nhãn vốn là một trong những loại trái cây nhiệt đới và có nguồn gốc xuất phát từ miền nam Trung Quốc từ lâu. Trong các giống nông nghiệp cao cấp, loại trái cây ngọt này thường nổi bật vì đặc tính ngon ngọt và mọng nước của mình.

Nhãn khá phổ biến và có thể được tìm thấy ở hầu hết các quốc gia châu Á. Một vài nước mạnh trong canh tác và dịch vụ xuất nhập khẩu trái cây nhãn nhãn có thể kể đến là Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan. Ngoài là nguồn thực phẩm như các loại trái cây khác, nhãn còn được xem như một vị thuốc lưu truyền trong dân gian.

Nhãn nổi bật vì đặc tính ngon ngọt và mọng nước.

1.2. Phân loại nhãn tại Việt Nam

Ở Việt Nam, giống nhãn được chia theo hai miền Bắc Nam của đất nước. Các giống nhãn ở miền Bắc bao gồm nhãn lồng Hưng Yên, nhãn muộn Hà Tây, nhãn Hương Chi hay nhãn cùi… Thời gian thu hoạch các giống nhãn này là từ đầu tháng 7 đến trung tuần tháng 8 mỗi năm.

Các giống nhãn miền Nam thường là các giống như nhãn Ido (xuất hiện chủ yếu ở Long Hồ, Vĩnh Long), nhãn tiêu da bò (ở Huế) và nhãn xuồng cơm vàng (có nguồn gốc từ Vũng Tàu). Thời gian thu hoạch chủ yếu bắt đầu từ tháng 7 đến cuối tháng 9 hàng năm.

Thời gian thu hoạch các giống nhãn miền Nam là từ tháng 7 đến cuối tháng 9.

Hiện tại, các nông dân ở khu vực miền Tây đã và đang áp dụng thành công kỹ thuật xử lý cho nhãn ra quả trái mùa vụ. Vì vậy, tuy diện tích trồng nhãn ở khu vực miền Bắc dày đặc hơn so với Đồng bằng Sông Cửu Long, nhưng Đồng bằng Sông Cửu Long lại cho ra năng suất cây trồng cao hơn.

1.3. Tiêu chuẩn chung để chọn nhãn cho hoạt động xuất khẩu

Không chỉ các đơn vị cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu mới cần chú ý đến các tiêu chuẩn xuất khẩu vải mà các doanh nghiệp nông sản nhãn cần phối hợp chặt chẽ với nông dân để tuân theo một số điều kiện cho hoạt động xuất khẩu, bao gồm:

– Sản xuất theo tiêu chuẩn Vietgap: nhằm giúp truy cứu nguồn gốc nhãn được dễ dàng hơn.

– Bao trái: nhãn cần được bao trái cẩn thận trước khi thu hoạch tối thiểu ba tuần.

– Mã số vùng trồng: Trái cây nhãn nên được trồng trong khu vực không chứa dịch bệnh và được đăng ký mã số vùng sản xuất như giống, nhà vườn và vùng sản xuất.

– Xử lý chiếu xạ: tùy vào nơi xuất khẩu mà các dịch vụ logistics sẽ chiếu xạ cho nhãn với liều lượng khác nhau. Ví dụ, nhãn sẽ được chiếu xạ ít nhất 400 Gy và không quá 1000 Gy nếu xuất khẩu sang Mỹ.

Các nhà xuất khẩu cần tuân theo các tiêu chuẩn chung cho hoạt động xuất khẩu nhãn

Ngoài ra, các dịch vụ xuất nhập khẩu cũng phải chấp hành theo tiêu chuẩn hàng hóa trái cây nhãn:

– Yêu cầu: trái nhãn xuất khẩu đều phải lành lặn, không bị sâu hay bị dập nát. Ngoài ra, bề ngoài nhãn cũng cần phải sạch và không có tạp chất lạ mà mắt thường có thể thấy.

– Phân loại: nhãn dành cho hoạt động xuất khẩu được chia làm 3 loại.

+ Loại đặc biệt gồm các quả đảm bảo chất lượng tốt nhất, không có khuyết tật và mang đầy đủ điểm nổi bật của giống.
+ Loại A: Nhãn có chất lượng tốt và mang đặc trưng của giống, có thể có khuyết tật nhưng không được vượt quá 5% tổng diện tích bề mặt.
+ Loại B: Bao gồm các trái nhãn không thỏa mãn được yêu cầu của loại đặc biệt và loại A nhưng vẫn đảm bảo các yêu cầu tối thiểu.

– Kích cỡ trái: kích cỡ trái nhãn được xác định theo số quả tươi trong 1 kg hoặc theo đường kính cắt ngang quả nhãn.

– Đóng gói: Nhãn có thể được đóng gói trong các rổ nhựa trắng. Kích cỡ rổ nhựa là 43 x 36 x 11 và trọng lượng mỗi rổ khoảng từ 5,0 – 5,5 kg.

– Nhãn mác: Trên mỗi thùng vận chuyển nhãn, các dịch vụ xuất nhập khẩu phải ghi chú rõ thông tin về mã số vùng trồng, nhà đóng gói, ngày và số lô đóng gói, nhà máy và ngày xử lý chiếu xạ, biểu tượng xử lý chiếu xạ…

2. Bảo quản nhãn sau quá trình thu hoạch

Nhãn cần được bảo quản kỹ càng và chú ý đến đến các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm, quy trình đóng gói cũng như hạn sử dụng. Ví dụ, nhãn có thể được bảo quản trong kho lạnh và duy trì ở nhiệt độ từ 3-5 độ C để giữ quả nhãn lâu hơn cho mục đích chế biến. Độ ẩm không khí lúc này cũng nên đảm bảo trên 90% và có thể được bảo quản trong 10-15 ngày sau đó.

Cần chú ý đến nhiệt độ, độ ẩm, quy trình đóng gói, hạn sử dụng khi bảo quản nhãn.

Để bảo quản nhãn được tốt hơn, cần hạn chế tối đa một số loại nấm bệnh có thể phát sinh sau khi thu hoạch. Ví dụ, sau khi sử dụng thuốc trừ bệnh có nồng độ 0,1% Benlate, nhúng cả chùm trái vào rồi hong khô nhãn ở nơi thoáng mát và bảo quản trong hộp các tông, sọt tre hoặc hòm gỗ thưa.

Ngoài ra, trước khi thu hoạch nhãn, cũng cần chú ý tới lượng nước và phân bón cho cây. Nông dân không nên bón quá nhiều phân đạm, cần tăng thêm phân lân cùng kali và sẽ ngừng tưới nước cho cây trước khi thu hoạch nhãn khoảng 1 tuần.

Trên đây là các thông tin cơ bản về các yêu cầu và biện pháp bảo quản nhãn sau quá trình thu hoạch. Các dịch vụ xuất nhập khẩu nên nắm rõ và tuân theo các điều kiện về tiêu chuẩn sản phẩm nhãn để quy trình bảo quản nhãn đạt được hiệu quả tối ưu, giúp nâng cao giá trị sản phẩm và tăng uy tín cho các nhà xuất khẩu nhãn Việt Nam với các quốc gia khác.

    Nguồn : dienlanhfocviet.com | sinhhocvietnam.vn |  vietnambiz.vn sofri.org.vn

    Tân Nam Chinh là công ty logistics chuyên nghiệp với bề dày kinh nghiệm 15 năm trong lĩnh vực vận tải nông sản cần bảo quản lạnh, hậu cần quốc tế và nhiều dịch vụ, giải pháp logistics hàng đầu khác như: dịch vụ vận chuyển hàng lạnh, chuỗi cung ứng lạnh cho nông sản, vận chuyển đường biển, vận chuyển đường bộ, dịch vụ cho thuê container, cho thuê kho lạnh, cho thuê nhà xưởng kho bãi, dịch vụ xuất nhập khẩu. Xem chi tiết các dịch vụ và giải pháp của chúng tôi tại: https://tannamchinh.com/