fbpx

Thanh long là một trong các mặt hàng nông sản được đánh giá cao ở nước ta. Đặc biệt, thanh long ruột trắng của Việt Nam đang được đánh giá tốt về mặt chất lượng lẫn mẫu mã. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang đối mặt với rất nhiều thách thức mới, bao gồm việc xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh và mô hình dịch vụ vận chuyển trong nước vẫn còn hạn chế. Vì vậy, các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng chuỗi cung ứng thanh long tại Việt Nam, cũng như chú trọng hơn trong việc kết nối dịch vụ logistic.

1. Tình hình xuất khẩu thanh long Việt Nam đến các quốc gia trên thế giới

Tính đến nay, giá trị xuất khẩu thanh long của Việt Nam đang tăng trưởng vượt bậc với tốc độ đáng kinh ngạc. Hiện tại, thanh long Việt đã có mặt trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trong đó thị trường tiêu thụ chính của thanh long Việt là các nước từ Châu Á, bao gồm một số quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan, Hồng Kông, Indonesia, Malaysia và Singapore. Đây là thị trường màu mỡ đầy tiềm năng, với số lượng nhập khẩu thanh long Việt lên tới 98% và chiếm gần 91,1% giá trị xuất khẩu thanh long của Việt Nam.

Thị trường lớn nhất cho xuất khẩu thanh long ở Việt Nam là châu Á.

Thị trường lớn thứ hai cho dịch vụ vận chuyển thanh long ở Việt Nam là các quốc gia tại Châu Mỹ, như Canada, Hoa Kỳ và Chi Lê. Thị trường châu Mỹ đang nắm giữ khoảng 1,1% về lượng và 4,8% về giá trị xuất khẩu thanh long.

Ngoài ra, châu Âu cũng là khu vực quan trọng để các công ty dịch vụ xuất nhập khẩu nhắm đến. Trong đó, Hà Lan, Tây Ban Nha, Đức, Anh… là một trong các nước phát triển tiêu thụ lượng thanh long khá lớn từ Việt Nam, với tỷ trọng khoảng 0,9% về lượng và 4% về giá trị.

Đặc biệt, những năm gần đây, các doanh nghiệp ở Bình Thuận đã bắt đầu mở rộng dịch vụ vận chuyển hàng hóa thanh long sang các thị trường mới như Mi-an-ma, Ca-ta, Tây Ban Nha và Ấn Độ.

Xuất khẩu thanh long đem lại lợi nhuận lớn cho Việt Nam

Lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu loại hàng nông sản này cũng tăng nhanh liên tục trong các năm vừa qua. Cụ thể, giá trị xuất khẩu thanh long tại Việt Nam vào năm 2010 chỉ đạt hơn 57 triệu USD. Nhưng đến năm 2015, giá trị này đã tăng lên hơn 483 triệu USD và đã chạm mốc khoảng 1,1 tỷ USD vào năm 2018.

Tại Việt Nam, thị trường lớn nhất cho dịch vụ xuất nhập khẩu thanh long vẫn là Trung Quốc (chiếm trên 80%), xếp sau Trung Quốc là hai nước Singapore và Indonesia.

Gần đây, Việt Nam cũng đã dần xâm nhập thêm các thị trường khó tính và đầy tiềm năng trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, EU và Australia. Tuy vậy, về mặt xuất khẩu thanh long sang một số thị trường như ASEAN hay Hồng Kông vẫn vấp phải nhiều đối thủ cạnh tranh cao và có dịch vụ logistics vô cùng tiên tiến đến từ các quốc gia như Đài Loan, Thái Lan và Malaysia. Điều này gây nên thách thức không nhỏ cho ngành dịch vụ vận chuyển thanh long tại Việt Nam.

2. Đề xuất nâng cao chất lượng chuỗi cung ứng thanh long tại Việt Nam

2.1. Khó khăn và thách thức của chuỗi cung ứng thanh long ở Việt Nam

Tại nước ta, vấn đề đáng chú ý đối với xuất khẩu thanh long là quy trình sản xuất chỉ mới dừng lại ở mức độ thủ công. Nhà sản xuất vẫn gặp khó khăn trong việc nâng cao kỹ thuật canh tác và áp dụng công nghệ tiên tiến sau thu hoạch.

Hơn thế nữa, đa số các dịch vụ logistics cho mặt hàng thanh long vẫn chưa có biện pháp bảo quản tối ưu. Điều này khiến khâu vận chuyển bị ảnh hưởng nghiêm trọng và gặp khó khăn. Ở giai đoạn hiện tại, thanh long chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường châu Âu qua đường máy bay. Tuy nhiên, cước phí dành cho dịch vụ vận chuyển thanh long tại Việt Nam là rất đắt.

Chi phí đắt đỏ trong quá trình vận chuyển thanh long sang nước ngoài.

2.2. Một số đề xuất giúp nâng cao chất lượng của chuỗi cung ứng thanh long Việt Nam

Để quá trình xuất khẩu thanh long đạt chất lượng tốt hơn, các nhà sản xuất cần cải thiện kỹ thuật canh tác. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng nên chú trọng nhiều hơn về áp dụng công nghệ hiện đại cho quy trình thu hoạch và bảo quản.

Qua đó, doanh nghiệp làm về dịch vụ xuất nhập khẩu cũng nên chú trọng phát triển khâu vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là khâu bảo quản các sản phẩm tươi. Cuối cùng, các cơ quan chức năng nên tăng cường công tác quản lý trong hoạt động kiểm dịch và an toàn vệ sinh thực phẩm đối với quy trình xuất khẩu thanh long.

Các doanh nghiệp nên đẩy mạnh quy trình logistics để tăng tính tối ưu cho hoạt động xuất khẩu thanh long.

Tuy ngành xuất khẩu thanh long ở nước ta đang phát triển mạnh mẽ, nhưng vẫn cần những biện pháp cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ để phát huy hết tiềm năng của Việt Nam. Vì vậy, các nhà sản xuất nên kết hợp cùng các dịch vụ vận chuyển uy tín và một chuỗi cung ứng hiệu quả. Điều này sẽ góp phần đảm bảo hơn cho chất lượng đầu ra của sản phẩm, cũng như tiết kiệm chi phí vận tải và thời gian cho các nhà xuất khẩu thanh long tại Việt Nam.

Nguồn : kqtkd.tdc.edu.vn tapchitaichinh.vn | nongnghiep.vn  | vneconomy.vn | xuatnhapkhauleanh.edu.vn | logistics4vn.com | vietnamnews.vn 

    Tân Nam Chinh là công ty logistics chuyên nghiệp với bề dày kinh nghiệm 15 năm trong lĩnh vực vận tải nông sản cần bảo quản lạnh, hậu cần quốc tế và nhiều dịch vụ, giải pháp logistics hàng đầu khác như: dịch vụ vận chuyển hàng lạnh, chuỗi cung ứng lạnh cho nông sản, vận chuyển đường biển, vận chuyển đường bộ, dịch vụ cho thuê container, cho thuê kho lạnh, cho thuê nhà xưởng kho bãi, dịch vụ xuất nhập khẩu. Xem chi tiết các dịch vụ và giải pháp của chúng tôi tại: https://tannamchinh.com/