fbpx

Theo Viện Cây ăn quả Miền Nam, dừa nằm trong nhóm cây có thể chịu được mặn, với nồng độ khoảng 5-6 phần nghìn. Dừa cũng chịu được tình trạng ngập úng. Hơn thế nữa, trái dừa còn thu hút lượng lớn người tiêu dùng.

Chính vì vậy, nhiều nhà dịch vụ vận chuyển đang đầu tư và tập trung xuất khẩu dừa bền vững. Bài viết này sẽ giúp chúng ta tìm hiểu quy trình vận chuyển và thủ tục xuất khẩu dừa mà các doanh nghiệp nông sản và các dịch vụ logistics ở Việt Nam cần chú ý.

1. Sau quá trình thu hoạch, doanh nghiệp nên làm gì trước khi xuất khẩu dừa?

Sau khi thu hoạch, dừa có thể được để ở dạng nguyên trái hoặc được gọt dạng kim cương. Ngày nay, đa phần mọi người dùng dạng gọt kim cương thay vì giữ nguyên dừa ở dạng nguyên trái.

2. Những điều cần biết khi vận chuyển dừa bằng container lạnh

Cấu tạo bên trong của container lạnh là inox vững chắc trên vách, sàn và nóc. Đây cũng là điểm khiến container lạnh đặc biệt hơn container thường. Ngoài ra, sàn của tainer lạnh còn có hình lượn sóng. Điều này giúp sàn của container lạnh chịu lực được tốt hơn. Ở cuối của container thường có gắn thêm hệ thống làm lạnh.

Chính vì những cấu tạo nổi bật này mà các nhà sản xuất dần ưu tiên thuê container lạnh để vận chuyển những mặt hàng đông lạnh hoặc các sản phẩm cần được giữ ở nhiệt độ thấp như rau, quả, thịt, cá…

Dùng container lạnh sẽ bảo quản dừa được tốt hơn.

Đối với dịch vụ vận chuyển sản phẩm dừa nguyên trái, các trái dừa sẽ được chuyên chở bằng container lạnh với nhiệt độ trung bình khoảng 0 độ C, mức độ thông gió là 10 và độ ẩm từ 50 – 60%.

Nếu container lạnh vận chuyển dừa ở dạng gọt kim cương thì sẽ có  thông số kỹ thuật như sau: nhiệt độ duy trì trên mức 2 độ C, thông gió 10 và độ ẩm trong khoảng 50 – 60%. Ngoài ra, kỹ thuật đóng dừa vào các container lạnh cần đáp ứng tốt về cách xếp hàng cũng như khả năng hoạt động của từng container.

Hiện nay, Việt Nam đã có nhiều công nghệ mới bảo quản dừa tươi được tốt hơn. Theo nghiên cứu, thời gian thu hoạch dừa tươi hiệu quả nhất cho công tác bảo quản là khi dừa được 8 tháng tuổi. Trái dừa sau khi thu hoạch cần phải được xử lý bề mặt ngay và sau đó nên được xử lý lại bằng hóa chất.

Trái dừa sau khi thu hoạch cần được làm sạch bề mặt và xử lý bằng hóa chất.

Đối với những trái dừa đã gọt vỏ, một số hợp chất phù hợp để bảo quản là metabisulfit natri, meta sulfite kali và bisulfit natri. Đối với dừa ở dạng nguyên vỏ, chất bảo quản là hydroxit canxi với nồng độ 1% và benzoat natri có nồng độ 0,5%.

Tiếp theo, dịch vụ xuất nhập khẩu cũng cần chú ý đến nhiệt độ bảo quản dừa. Dừa gọt vỏ nên được bảo quản ở nhiệt độ từ 1 – 4 độ C. Dừa nguyên vỏ có thể được bảo quản với nhiệt độ 8 độ C và thời gian cho bảo quản dừa là 6 tuần. Ngoài ra, nhà xuất khẩu cũng có thể dùng thêm màng co POF để giúp bảo quản dừa được lâu hơn.

3. Những thủ tục cho hoạt động xuất khẩu dừa

– Chính sách xuất khẩu dừa:

Dừa không nằm trong danh mục cấm xuất nhập khẩu của chính phủ (theo phụ lục II của nghị định số 69/2018/NĐ – CP ngày 15/05/2018). Thêm vào đó, sản phẩm dừa phải tiến hàng làm kiểm dịch thực vật (theo thông tư 15/2018/TT-BNNPTNT ngày 29/10/2018).

– Hồ sơ thủ tục xuất khẩu dừa:

Dịch vụ vận chuyển cần chuẩn bị đầy đủ các chứng từ cho thủ tục xuất khẩu, bao gồm:

Hợp đồng thương mại (Sale contract)
• Hóa đơn thương mại (Commercial invoice)
• Danh sách đóng gói (Packing list)
• Tờ khai hải quan
• Các chứng từ khác (nếu có)

Doanh nghiệp cần chuẩn bị tốt các chứng từ quan trọng trong xuất khẩu dừa.

– Quy trình đăng ký kiểm dịch dừa:

Thủ tục cho kiểm dịch sản phẩm dừa gồm 4 bước cơ bản như sau:

•  Bước 1: Đăng ký kiểm dịch

Các dịch vụ xuất nhập khẩu cần chuẩn bị sẵn bộ hồ sơ xuất khẩu dừa (không cần tờ khai). Sau khi đủ hồ sơ thì doanh nghiệp có thể lên chi cục quản lý mà đơn vị mình trực thuộc để hoàn thành bước lập hồ sơ và lên lịch hẹn lấy mẫu tại cảng.

•  Bước 2: Lấy mẫu kiểm dịch

Sau khi đóng hàng, mỗi container sẽ được chuyển về cảng tập kết để được xếp lên tàu. Trong lúc đó, nhân viên giao nhận sẽ phải làm thủ tục xuất khẩu dừa tại chi cục quản lý.

•  Bước 3: Khai báo thông tin

Đến bước này, người làm thủ tục xuất khẩu dừa cần phải nhập liệu và khai báo thông tin chính xác lên trên hệ thống của cơ quan kiểm dịch, rồi đợi phản hồi về email đã được đăng ký.

•  Bước 4: Bổ sung hồ sơ kiểm dịch thực vật dừa gốc và lấy chứng thư kiểm dịch dừa

Sau khi file in thử được phản hồi về email đã đăng ký, người làm thủ tục sẽ in ra và nộp lên cùng bộ hồ sơ gốc tại chi cục kiểm dịch mà mình đã đăng ký trước đó.

Doanh nghiệp nên nắm rõ quy trình 4 bước kiểm dịch dùa.

Trên đây là một số thông tin khái quát về dịch vụ vận chuyển dừa bằng container lạnh và một số bước thực hiện thủ tục hành chính cho hoạt động xuất khẩu. Mỗi doanh nghiệp nên tìm hiểu rõ hơn về quy trình bảo quản dừa, cũng như chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ và chứng từ cần thiết. Điều này sẽ giúp quá trình xuất khẩu dừa diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Nguồn : doortodoorviet.com | vietlinh.vn |  nongnghiep.vn

Tân Nam Chinh là công ty logistics chuyên nghiệp với bề dày kinh nghiệm 15 năm trong lĩnh vực vận tải nông sản cần bảo quản lạnh, hậu cần quốc tế và nhiều dịch vụ, giải pháp logistics hàng đầu khác như: dịch vụ vận chuyển hàng lạnh, chuỗi cung ứng lạnh cho nông sản, vận chuyển đường biển, vận chuyển đường bộ, dịch vụ cho thuê container, cho thuê kho lạnh, cho thuê nhà xưởng kho bãi, dịch vụ xuất nhập khẩu. Xem chi tiết các dịch vụ và giải pháp của chúng tôi tại: https://tannamchinh.com/